Rau mồng tơi:
Bổ dương cường thận, chữa di mộng tinh, hoạt tinh.
Canh rau mồng tơi, tôm: tôm tươi bóc vỏ bỏ đầu, ướp hành muối xào săn, chế nước dùng sôi cho rau mồng tơi sôi lại. Công dụng: bổ thận tráng dương .
Canh rau mồng tơi, đậu nành, lạc: rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm, nấu với 1 - 2kg xương lợn (xương ống tốt hơn) hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu, lạc và cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Có thể cho thêm tiêu bột, nước tương, nước mắm. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng. Công dụng: chữa di mộng tinh.
Canh rau mồng tơi nấu bầu dục lợn: rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm nấu với một đôi bầu dục để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc (không bóc vỏ) cho gia vị. Ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng sẽ tăng hiệu quả. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen (đã rang thơm) nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt. Xong uống 1 chén nước cơm rượu, càng có hiệu quả cao hơn. Công dụng: chữa hoạt tinh, tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao.
Bí đao chữa phạm phòng
Thận khí hư suy, lưng đau gối mỏi, suy giảm tình dục: bí đao 100g, lộc nhung 5g, trứng bồ câu 5 quả lấy lòng đỏ, dầu, muối, gia vị. Bí đao giã nhuyễn, nhung thái mỏng ngâm rồi hấp. Tất cả đánh đều hấp chín ăn cách ngày 1 lần trong tháng.
Phạm phòng (phòng sự quá độ gây ốm yếu mệt mỏi, suy nhược): vỏ bí đao sao vàng 12g sắc uống. Ngày 3 lần.
Mướp chữa di tinh:
Mướp 1 quả (mướp phơi sương) thái nhỏ ngâm nước sôi, củ súng 10g. Nấu củ súng lấy nước hòa vào nước mướp để uống.
Rau muống:
Có tài liệu đề cập đến công dụng phòng chữa liệt dương của rau muống. Phải chăng đó là vai trò của các axit amin như Arginine trong rau muống với tác dụng tăng NO nội sinh làm tăng cường tuần hoàn dương vật? Các món như rau muống luộc trộn kinh giới, vừng, lạc (đã rang), rau muống xào tỏi có tác dụng cộng hưởng rất có lợi.
Hoa lá thiên lý giúp tráng dương: hoa thiên lý nấu với tôm hoặc tép tươi, khô để tăng cường chức năng sinh dục.
BS. Phó Thuần Hương
theo Sức khỏe Đời sống